CÁC PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN SƠ CẤP CỨU CHO TRẺ
BÀI 1: CO GIẬT DO SỐT
- I. TỔNG QUAN
I.1. Co giật do sốt là gì?
Cơn co giật ở trẻ em gây ra bởi một cơn sốt trên 38.5 độ C được gọi là co giật do sốt, co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi.
Sốt co giật thường là nỗi ám ảnh đối với người chăm sóc trẻ nhưng đa phần co giật do sốt không gây nguy hiểm cho trẻ.
I.2. Co giật do sốt nguy hiểm như thế nào?
Nói chung co giật do sốt hầu như ít khi gây hại cho trẻ. Mỗi cơn co giật do sốt không gây tổn thương nào cho trẻ, trẻ cũng không thể nuốt lưỡi của mình trong cơn co giật
(nuốt lưỡi là tình trạng phần đáy lưỡi di chuyển về sau gây cản trở hô hấp, thông thường thì không ai có thể nuốt lưỡi của mình). Co giật do sốt thường kéo dài trong vài phút, một cơn giật kéo dài trên 5 phút được xem là bất thường. Thông thường trẻ bị co giật do sốt không cần phải nhập viện và không cần chụp XQ sọ não hoặc đo điện não đồ. Trẻ có thể chỉ cần được thăm khám bởi các bác sĩ gia đình để tìm nguyên nhân gây sốt, tuy nhiên nếu bạn không có bác sĩ gia đình hoặc trẻ co giật lần đầu nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây co giật kèm sốt.
- II. TRIỆU CHỨNG
v Làm thế nào để tối biết con tôi bị co giật do sốt?
Trong cơn co giật do sốt trẻ có thể mất ý thức, mắt trợn ngược, tay chân co cứng hoặc co giật. Trẻ cũng có thể nôn mửa. Sau cơn co giật trẻ có thể mệt mỏi buồn ngủ và lú lẫn trong khoảng một thời gian ngắn.
- III. ĐIỀU TRỊ
III.1. Tôi nên làm gì nếu con tôi bị co giật do sốt?
- Đặt trẻ nằm nghiêng về một bên đế tránh cho trẻ bị nghẹt thở bởi nước bọt hoặc chất nôn.
- Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng của trẻ.
- Không cố gắng làm trẻ ngừng co giật bằng cách giữ chặt tay chân của trẻ trong khi trẻ đang lên cơn co giật.
- Cố gắng giữ bình tĩnh, hầu hết các cơn co giật đều tự ngưng trong vòng vài phút vì vật bạn hãy quan sát đồng hồ.
- Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có dấu hiệu cứng cổ, nôn mửa hoặc có vấn đề về hô hấp.
- Đừng cố gắng hạ nhiệt cho con bằng cách đặt trẻ vào trong bồn tắm chứa nước lạnh khi trẻ bị co giật.
III.2. Tôi nên làm gì khi cơn co giật đã ngừng lại?
Gọi cho bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ khám cho con bạn để tìm ra nguyên nhân gây sốt. Hoặc nếu bạn không có bác sĩ gia đình hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có một trong các điều sau:
- Trẻ co giật lần đầu.
- Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút.
- Nếu trẻ không nằm trong lứa tuổi 6 tháng đến 5 tuổi.
- Trẻ lơ mơ kéo dài sau co giật.
- Trẻ có kèm với các bất thường như cổ cứng , nôn mửa nhiều lần hoặc bất cứ triệu chứng nào khiến bạn không thấy an tâm.
- Cơn co giật lần này không giống những lần co giật do sốt trước đây ( đối với trẻ đã hơn 1 lần co giật do sốt )
III.3. Con tôi có bị co giật lại không?
Hầu hết trẻ sẽ không có thêm cơn co giật nào khác nhưng nguy cơ xuất hiện một cơn co giật do sốt khác sẽ cao hơn một chút nếu:
- Con của bạn nhỏ hơn 18 tháng tuổi.
- Tiền sử gia đình có co giật do sốt.
- Trẻ bị co giật khi sốt của trẻ không quá cao.
- IV. BIẾN CHỨNG
v Nếu con tôi bị co giật do sốt thì đồng nghĩa với con tôi bị bệnh động kinh hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Khi một trẻ bị một cơn giật duy nhất, không có nghĩa là trẻ bị bệnh động kinh, thậm chí khi con bạn bị co giật do sốt lặp lại thì không có nghĩa là trẻ bị bệnh động kinh vì co giật do sốt sẽ mất đi khi trẻ lớn lên. Một đứa trẻ bị động kinh thường có 2 hoặc nhiều hơn cơn co giật không gây ra bởi sốt.
Co giật do số không gây ra bệnh động kinh nhưng nguy cơ bệnh động kinh phát hiện ở trẻ bị co giật do sốt một vài lần sẽ cao hơn so với trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt là khoảng 2-4%. Không có bằng chứng nào cho thấy việc điều trị thuốc chống co giật do sốt sẽ ngăn chặn được bệnh động kinh.
- V. PHÒNG CHỐNG:
v Sốt co giật có thể được dự phòng bằng thuốc ?
Câu trả lời là có thể nhưng nhiều bác sĩ cho rằng nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc chống co giật nguy hiểm hơn so với việc để trẻ bị co giật do sốt. Ngay cả khi các thuốc này được sử dụng cũng không chắc chắn rằng thuốc có thể ngăn chặn cơn co giật khác xuất hiện
v Câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn:
- Nguyên nhân gây ra co giật do sốt ở con tôi là gì?
- Con tôi có thể bị một cơn co giật do sốt khác hay không?
- Tôi có thể làm gì để dự phòng co giật do sốt cho con tôi?
- Có những dấu hiệu nào mà tôi có thể thấy trước khi con tôi bị co giật do sốt hay không?
- Tôi có nên giữ chặt con tôi khi con tôi bị co giật do sốt hay không?
- Tôi có nên đặt một cái đè lưỡi trong miệng của con tôi trong khi con tôi co giật do sốt?
- Tôi có nên cho con tôi đi kiểm tra để biết con tôi có bị động kinh hay không nếu con tôi bị co giật?
BÀI 2: SƠ CỨU BỎNG
- I. Nguyên nhân trẻ thường bị bỏng
Nguyên nhân gây bỏng thường gặp ở trẻ nhỏ là do nước sôi hoặc các dung dịch khác. Mức độ bỏng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng thậm chí nguy hiểm tính mạng, một số trường hợp có thể điều trị tại nhà trong khi những trường hợp khác cần điều trị cấp cứu.
- II. Bạn cần làm gì?
Nếu trẻ bị bỏng nặng hãy gọi số 115 ngay lập tức. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ hãy xử trí theo các bước sau:
- Cởi bỏ/ cắt quần áo ở vùng bỏng, ngoai trừ những chỗ vải dính chặt vào da.
- Đổ nước lạnh (Vd: nước máy..) thành dòng tưới trên vết bỏng cho đến khi dịu da ( có thể để vết bỏng dưới vòi nước máy, lưu ý không dùng nước đã làm lạnh trong tủ lạnh hoặc nước đá).
Hình 1: rửa mát vết bỏng bằng can nước sạch
Hình 2: Rửa sạch vết bỏng bằng nước mát dưới vòi nước chảy
- Dùng gạc vô trùng hoặc những tấm vải sạch, mỏng nhẹ nhàng phủ lên trên vùng bỏng hoặc có thể dùng nilon bọc thức ăn bọc lên trên vết bỏng.
Hình 3: Dùng gạc sạch thấm khô vết bỏng
Không bôi bất kì dạng thuốc mỡ, bơ hay chất gì khác lên trên vết bỏng, những chất này có thể làm vết bỏng trở nên tồi tệ hơn.
- Nếu đã xong các bước trên vẫn chưa có sự hỗ trợ từ đơn vị cấp cứu hãy nhanh chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cao hơn.
- III. Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu
- Bỏng diện rộng ( phủ vùng bỏng với vải/khăn tắm mềm, sạch)
- Bỏng do lửa, bỏng điện ( tiếp xúc với lõi dây điện/ ổ cắm điện ) hoặc hoá chất.
- Bỏng vùng mặt, tay, chân, khớp hoặc bộ phận sinh dục.
- Nghi ngờ nhiễm trùng vết bỏng ( sưng nề, có mủ, gia tăng những vùng tấy đỏ hoặc những dải mày đỏ ở da xung quanh vết bỏng).
Hình 4: Dải màu đỏ báo hiệu nhiễm trung vết bỏng
- IV. Phòng ngừa trẻ bị bỏng
- Cẩn thận khi sử dụng nến, máy sưởi điện, máy là tóc, bàn ủi điện, bếp than, lò nướng...
- Giữ trẻ tránh xa máy sưởi, lò sưởi.
- Cẩn thận khi tiếp xúc nước sôi.
- Kiểm tra nhiệt độ nước tắm trước khi tắm cho bé.
- Kiểm tra pin của các thiết bị báo cháy ít nhất 1 lần/tháng (nếu có).
- Nên để một bình chữa cháy trong bếp .
- Không cho trẻ chơi trong bếp khi đang nấu ăn, nếu có phải hết sức lưu ý trẻ không để trẻ ra khỏi tầm mắt.
BÀI 3: SƠ CỨU HÓC DỊ VẬT
- I. Nguyên nhân:
Thường xảy ra trong lúc trẻ vừa ăn vừa khóc, vừa ăn vừa cười giỡn hoặc khi chơi đùa... Hóc sặc là 1 cấp cứu cần phải được xử trí nhanh nếu để trẻ ngưng thở lâu có thể gây di chứng nặng nề lên sự phát triển của não bộ hoặc tử vong.
II. Cách nhận biết trẻ bị dị vật đường thở
Trẻ đang ăn uống hay ngậm chơi những đồ vật nhỏ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt hoặc tím tái. Tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ tím tái nặng, ngưng thở và tử vong. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài sau đó dịu đi, chỉ còn những tiếng ho rải rác. Sau đó trẻ trở lại bình thường, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn ho sặc tương tự trở lại, rất dễ tử vong trong giai đoạn này.
Nếu không phát hiện được tình huống điển hình như trên, nhiều ngày sau trẻ thường nhập viện vì tình trạng viêm phổi tái phát kéo dài hoặc áp- xe phổi do có dị vật đường thở bị bỏ quên.
III. Xử trí như thế nào khi trẻ bị dị vật đường thở
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở cần nhanh chóng xử trí không để trẻ bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và gắp dị vật ra. Trong lúc đi, để trẻ ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng, không nên cố gắng lấy dị vật ra vì dị vật có thể dịch chuyển sâu vào trong khiến trẻ ngưng thở đột ngột.
Nếu trẻ ngưng thở hoặc khó thở nặng cần thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực hoặc CPR hoặc heimlich để tống dị vật ra ngoài sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
3.1. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi:
Đặt nằm đầu thấp, úp mặt trên cánh tay, dùng bàn tay kia vỗ 5 cái mạnh, nhanh vào lưng giữa 2 vai bé. Nếu vỗ lưng không kết quả, lật ngửa trẻ lên, đặt 2 ngón tay trên nửa dưới của xương ức, ấn ngực 5 cái. Có thể thực hiện từ 6-10 lần thủ thuật này, nếu thất bạn nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
3.2. Trẻ lớn còn tỉnh
cấp cứu viên đứng phía sau hoặc quỳ tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt 1 nắm tay giữa bụng ngay dưới mấu kiếm xương ức, bàn tay còn lại đặt chồng lên. Kéo mạnh đột ngột hướng vào trong lên trên để tạo một sức ép lên bụng. Làm động tác này 5 lần nếu không đỡ thì mau chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Hình 2: Thủ thuật heimlich trẻ lớn còn tỉnh.
3.3. Trẻ lớn hôn mê
Đặt trẻ nằm nửa, cấp cứu viên quỳ gối, đặt 2 bàn tay chồng lên vùng xương ức đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần hướng vào trong lên trên
Hình 3: Thủ thuật khi trẻ hôn mê.
VI. Cảnh giác
Để phòng tránh tai nạn này, phụ huynh cần để mắt đến trẻ lúc trẻ đang chơi, cẩn thận với những vật nhỏ đặc biệt là mùa tết, tỉ lệ trẻ hóc các loại hạt, mứt, tiền xu xảy ra thường xuyên. Nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải vật lạ, không móc họng gây ói mà nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp kịp thời. Những người chăm sóc trẻ nên cảnh giác với nguy cơ hóc sặc ở trẻ và biết cách xử trí khi có sự cố xảy ra.
BÀI 4: SƠ CỨU VẾT THƯƠNG TRẦY XƯỚC VÀ VẾT KHÂU DA
I. Tôi nên làm sạch vết thương như thế nào?
Cách tốt nhất để làm sạch một vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do cào xước ) là sử dụng nước lạnh rửa sạch. Bạn có thể làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy hoặc đổ đầu nước lạnh vào bồn tắm và dùng ca xối lên vết thương.
Hình 1: rửa sạch vết thương
Sử dụng xà phòng và khăn mềm để làm sạch vùng da xung quanh vết thương, cố gắng giữ xà phòng không vấy vào vết thương vì xà phòng có thể gây kích ứng da. Sử dụng nhíp đã được xát trùng trước bằng cồn để loại bỏ bụi bẩn, dị vật dính lại trong vết thương sau rửa.
Bạn nên sử dụng thêm một dung dịch sát khuẩn khác mạnh hơn như oxy già hoặc iodine, tuy nhiên cần lưu lý rằng những thứ này có thể kích thích vết thương. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình cần sử dụng thêm các loại dung dịch sát khuẩn khác ngoài nước sạch.
II. Những gì cần biết về chảy máu?
Chảy máu giúp làm sạch vết thương. Hầu hết các vết cắt hoặc vết xước nhỏ sẽ cũng chảy máu trong một thời gian ngắn. Vết thương trên mặt, đầu hoặc miệng đôi khi sẽ bị chảy máu rất nhiều vì các khu vực này có nhiều mạch máu.
Để cầm máu cần dùng vải sạch, khăn giấy hoặc gạc ép chặt lên trên vết cắt. Nếu máu thấm qua gạc hặc vải bạn đang dùng để ép vết cắt, không được buông ra, chỉ cần dùng thêm gạc hoặc vải chèn tiếp lên trên trong 20 đến 30 phút.
Hình 2: Dùng băng, gạc ép chặt lên vết thương chảy máu.
Nếu vết thương của bạn nằm trên cánh tay hoặc chân, nâng vết thương cao hơn ngực của bạn cũng sẽ giúp làm chậm chảy máu.
III. Tôi nên sử dụng băng vết thương?
Nên để thoáng vết thương sẽ giúp vết thương khỏi và mau lành. Nếu vết thương không nằm ở những vị trí dễ bị nhiễm bẩn hoặc thường xuyên cọ xát với quần áo, bạn không cần băng nó lại.
Nếu vết thương nằm ở vì trí dễ nhiễm bẩn (bàn tay bàn chân ) hoặc bị kích ứng bởi quần áo (như đầu gối) bạn cần băng vết thương với băng dính (băng cá nhân chẳng hạn) hoặc bàng gạc vô trùng và băng keo. Thay băng mỗi ngày để giữ cho vết thương sạch và khô.
Hình 3: Băng vết thương bằng băng sạch vô khuẩn.
Một số vết thương trầy xước trên 1 diện tích da rộng cần được giữ ẩm và sạch để giúp giảm sẹo và mau lành, loại băng thường được sử dụng trong trường hợp này là băng chống thấm hoặc bán thấm, bạn có thể mua chúng ở quầy thuốc mà không cần toa của bác sĩ.
IV. Tôi có nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh không?
Thuốc mỡ kháng sinh( một số tên thương hiệu: neosporin, ultramide) giúp lành vết thương bằng cách chống nhiễm trùng và giữ vết thương sạch và ẩm. Băng vết thương cũng có tác dụng khá tương tự. Nếu bạn có vết khâu bác sĩ sẽ cho bạn biết cần dùng thuốc mỡ kháng sinh hay không. Hầu hết các vết cắt nhỏ và trầy xước sẽ lành tốt không cần thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp vết thương khép lại và giúp giảm sẹo.
V. Tôi nên làm gì về mày vết thương?
Không cần làm gì cả. Đóng mày là cách cơ thể tự băng vết thương. Chúng hình thành để bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn. Tốt nhất là để yên và không gỡ các mày vết thương. Chúng sẽ tự bong ra khi đủ thời gian.
VI.Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?
Gọi bác sĩ khi vết thương sâu, bạn không thể giữ các mép vết thương khít vào nhau hoặc nếu các mép vết thương nham nhở. Bác sĩ có thể khép vết thương bằng chỉ khâu da hoặc keo dán da, những việc này có thể giúp làm giảm sẹo.
v Gọi bác sĩ gia đình của bạn nếu:
- Vết thương nham nhở.
- Vết thương vùng mặt.
- Các mép vết cắt hở ra.
- Vết thương bị nhiễm bẩn và chất bẩn không tự trôi ra ngoài được.
- Sưng tấy vết thương.
- Vết thương tiết dịch mủ xám đặc.
- Sốt trên 38,5 độ C
- Mất cảm giác xung quanh vết thương.
- Cử động giới hạn.
10. Có các vệt đỏ sọc hình thành gần vết thương.
11.Vết thương dạng xuyên thấu hoặc vết cắt sâu và bạn chưa chích ngừa uốn ván trong 5 năm qua.
12. Vết cắt chảy máu nhiều, thấm ướt băng hoặc máu không ngừng chảy sau 20 phút chèn ép trực tiếp.
VI.Tôi cần tiêm ngừa uống ván không?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nặng mà bạn có thể mắc phải sau khi bị thương. Bệnh này còn gọi là chứng cứng quai hàm, vì cứng hàm là triệu chứng thường gặp nhất. Với vết thương còn sạch và nhỏ, bạn sẽ phải tiêm ngừa uống ván nếu thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:
- Tiêm ngừa uốn ván < 2 lần kể từ khi chào đời.
- Chưa tiêm ngừa mũi uốn ván nào trong vòng 10 năm qua.
Với vết thương nghiêm trọng hơn bạn sẽ phải tiêm phòng uốn ván nếu thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:
- Tiêm ngừa uốn ván < 2 lần kể từ khi chào đời.
- Chưa tiêm ngừa uốn ván nào trong 5 năm qua.
Cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng uốn ván là trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc kiểm tra lại số mũi chích uốn ván cá nhân để chắc chắn rằng các mũi tiêm ngừa của bạn đúng thời gian.