Giáo án lớp ngoại khóa Đàn tháng 11/2017 (MG Nhỡ & MG Lớn)

KẾ HOẠCH  HOẠT ĐỘNG THÁNG 11( LỚP MG NHỠ & MG LỚN)

Thời gian hoạt động từ (30/10/2017 đến 01/12/2017)

 

 

Hoạt động

 

Tuần 1

 

Tuần 2

 

Tuần 3

 

Tuần 4

 

Tuần 5

 

Hoạt động chơi tập có chủ đích.

 

- Cho trẻ làm quen các nốt nhạc trên khuôn nhạc (lý thuyết). Thực hành bài BÚP BÊ vào đàn.

 

- Đàn thực hành bài BÚP BÊ, giữ nhịp đúng trường độ các hình nốt đen, nốt trắng.

 

- Ôn bài Búp Bê kết hợp đập chân giữ nhịp. Phân biệt nốt trắng và dấu lặng trắng.

 

- Ôn tập  kết  hợp  bỏ nhịp điệu trên đàn.

 

- Ôn tập thực hành.

 

Hoạt động trò chơi âm nhạc

 

Nghe giai điệu cảm thụ âm nhạc trên đàn.

 

Nghe giai điệu phân biệt trường  độ, độ  ngân của âm thanh.

 

Nghe giai điệu nhanh chậm khác nhau.

 

Nghe giai điệu kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

 

Đàntự do, theo ý thích.

 

Trả trẻ

- Nhận xét cuối ngày.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DẠY ĐÀN ( TUẦN 1 THÁNG 11 NĂM 2017)

Hoạt động: Dạy đàn

Đề tài: Cho trẻ làm quen các nốt nhạc trên khuông nhạc, thực hành bài BÚP BÊ vào đàn.

Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu cảm thụ âm nhạc trên đàn.

  1. I.                  Mục đích – yêu cầu:

-         Trẻ mạnh dạn đặt tay và đàn giai điệu bài búp bê.

-         Kỹ năng cho trẻ đặt đúng các ngón tay lên phím đàn và biết được các nốt nhạc trên khuông nhạc.

-         Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.

  1. II.               Chuẩn bị:

-         Đàn cho cô và trẻ.

  1. III.           Cách tiến hành:
  2. a.     Hoạt động mở đầu:

-         Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.

-         Cô giáo mở đàn cho trẻ.

  1. b.    Hoạt động trọng tâm:
  • Hoạt động 1:  Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.

-         Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai, cánh tay và các ngón tay thả lỏng.

-         Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.

+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.

-         Cô đi sửa từng bạn.

  • Hoạt động 2: Giới thiệu và cho trẻ nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc.

-         Cho trẻ biết được nốt Đồ 1, rê 1, mi 1 fa 1, sol 1, nằm vị trí nào trên khuông nhạc.

  • Hoạt động 3:Cho trẻ thực hành bài Búp bê trên đàn.

- cho trẻ đàn đúng giai điệu các nốt nhạc trong bài búp bê.

- Cô đàn mẫu lần 1.

- Cô đàn mẫu lần 2.

- Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện và đi sửa sai cho từng trẻ.

  • Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.

-         Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu các bài hát để trẻ cảm nhận.

  • Hoạt động 5: Kết thúc.

-         Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?

+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 2 THÁNG 11 NĂM 2017)

Hoạt động: Dạy đàn

Đề tài: Đàn thực hành bài Búp bê, giữ nhịp đúng trường độ hình nốt đen nốt trắng.

Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu phân biệt trường độ, độ ngân của âm thanh.

I. Mục đích – yêu cầu:

-         Trẻ nhìn vào bài nhạc và đàn được bài búp bê.

-         Kỹ năng cho trẻ nhịp chân đúng trường độ, đúng nhịp.

-         Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.

II. Chuẩn bị:

-         Đàn cho cô và trẻ.

III. Cách tiến hành:

a. Hoạt động mở đầu:

-         Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.

-         Cô giáo mở đàn cho trẻ.

b. Hoạt động trọng tâm:

  • Hoạt động 1:  Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.

-         Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.

-         Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.

+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.

-         Cô đi sửa từng bạn.

  • Hoạt động 2: Trẻ thực hành đàn bài búp bê cho đúng giai điệu.

- Cô làm mẫu lần 1.

-         Cô làm mẫu lần 2.

-         Cô cho trẻ thực hiện.

-         Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.

  • Hoạt động 3:Cho trẻ vừa đàn vừa giữ nhịp

- Cô làm mẫu lần 1.

- Cô làm mẫu lần 2

- Cô cho trẻ thực hiện.

- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.

  • Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.

-         Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu và phân biệt trường độ, độ ngân của âm thanh.

  • Hoạt động 5: Kết thúc.

-         Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?

+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 3 THÁNG 11 NĂM 2017)

Hoạt động: Dạy đàn

Đề tài: Ôn bài búp bê, kết hợp đập chân giữ nhịp, phân biệt nốt trắng và dấu lặng trắng.

Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu nhanh chậm khác nhau.

I. Mục đích – yêu cầu:

-         Ôn tập thực hành bài búp bê.

-         Kỹ năng cho trẻ đàn đúng giai điệu, trường độ trong bài nhạc.

-         Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.

II. Chuẩn bị:

-         Đàn cho cô và trẻ.

III. Cách tiến hành:

a. Hoạt động mở đầu:

-         Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.

-         Cô giáo mở đàn cho trẻ.

b. Hoạt động trọng tâm:

  • Hoạt động 1:  Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.

-         Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.

-         Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.

+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.

-         Cô đi sửa từng bạn.

  • Hoạt động 2: Trẻ ôn thực hành đàn đúng bài nhạc.

- Cô quan sát, kiểm tra và sửa sai cho từng trẻ.

  • Hoạt động 3: Giới thiệu cho trẻ tác dụng của dấu lặng trong bài nhạc.

- Cho trẻ đàn bài búp bê (tt) có dấu lặng ở cuối bài.

-         Cô làm mẫu lần 1.

-         Cô làm mẫu lần 2.

-         Cô cho trẻ thực hiện.

-         Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.

  • Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc

- Cô đàn cho trẻ nghe các giai điệu bài hát nhanh chậm khác nhau.

  • Hoạt động 4: Kết thúc.

-         Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?

+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 4 THÁNG 11 NĂM 2017)

Hoạt động: Dạy đàn

Đề tài: Ôn tập kết hợp bỏ nhịp điệu trên đàn.

Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

I. Mục đích – yêu cầu:

-         Cho trẻ đàn kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

-         Kỹ năng cho trẻ đàn đúng nhịp điệu.

-         Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.

II. Chuẩn bị:

-         Đàn cho cô và trẻ.

III. Cách tiến hành:

a. Hoạt động mở đầu:

-         Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.

-         Cô giáo mở đàn cho trẻ.

b. Hoạt động trọng tâm:

  • Hoạt động 1:  Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.

-         Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.

-         Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.

+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.

-         Cô đi sửa từng bạn.

  • Hoạt động 2: Luyện tập thực hành bài nhạc kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

-         Cô làm mẫu lần 1.

-         Cô làm mẫu lần 2.

-         Cô cho trẻ thực hiện.

-         Cô hướng dẫn và sửa sai cho trẻ.

  • Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.

-  Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

  • Hoạt động 4: Kết thúc.

-         Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?

Ôn tập luyện ngón.

+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.

 

                                                                   KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 5 THÁNG 11 NĂM 2017)

Hoạt động: Dạy đàn

Đề tài: Ôn tập, thực hành.

Trò chơi âm nhạc: Đàn tự do theo ý thích.

I. Mục đích – yêu cầu:

-         Cho trẻ đàn kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

-         Kỹ năng cho trẻ đàn đúng nhịp điệu.

-         Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.

II. Chuẩn bị:

-         Đàn cho cô và trẻ.

III. Cách tiến hành:

a. Hoạt động mở đầu:

-         Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.

-         Cô giáo mở đàn cho trẻ.

b. Hoạt động trọng tâm:

  • Hoạt động 1:  Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.

-         Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.

-         Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.

+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.

-         Cô đi sửa từng bạn.

  • Hoạt động 2: Luyện tập thực hành bài nhạc kết hợp với nhịp điệu trên đàn.

-         Cô cho trẻ thực hiện.

-         Cô hướng dẫn và sửa sai cho trẻ.

  • Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.

-  Cô cho trẻ đàn tự do theo ý thích.

  • Hoạt động 4: Kết thúc.

-         Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?

Ôn tập luyện ngón.

+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.

Tin liên quan

Bình luận