Mách mẹ thực phẩm nên ăn khi trẻ bị sốt
Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, hay quấy khóc dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé chống lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé!
Nước
Khi cơ thể bị mất nước, các vi-rút, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.
Nước trái cây, sinh tố, hoa quả tươi
Trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.
Đặc biệt, một loại nước hoa quả không thể thiếu đó là nước cam. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi- rút.
Trẻ đang sốt bị mất nước trầm trọng và vì thế cần được ăn theo chế độ nhiều nước, nhiều chất lỏng trong vài ngày. Các loại trái cây như cam, xoài, chuối,… là những loại quả bổ, lành được ưu tiên hàng đầu trong thời gian trẻ bị sốt. Trẻ đang sốt thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.
Đặc biệt, cứ 3 tiếng đồng hồ uống một cốc nước cam vắt tươi rất tốt cho trẻ bị sốt. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút.
Nên nhớ là cần cho trẻ uống nước cam vắt trực tiếp từ quả cam tươi. Loại nước ép cam đóng hộp bán sẵn thường chứa lượng đường không cần thiết và nhiều chất bảo quản, không thích hợp khi cơ thể trẻ đang yếu ớt.
Thêm 1 chiêu dành cho mẹ, đó là pha nước trái cây với oresol để giúp hạ sốt cho trẻ. Vì rất nhiều bé sợ nước oresol – loại nước mà các con phải uống khi bị bệnh tiêu chảy hoặc sốt để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể. Mùi vị của nước oresol khiến trẻ có cảm giác như mình đang bị bệnh và phải uống thuốc mặc dù loại nước này rất ngon miệng. Để khắc phục vấn đề này, các mẹ hãy pha một ly nước trái cây, loại mà các bé thích, sau đó pha thêm nước oresol vào. Mẹ vừa có thể cho bé uống thuốc mà bé vẫn rất thích ly sinh tố có hương vị là lạ này.
( Bé nên ăn gì khi bị sốt để chóng khỏi? )
Cháo/Súp gà, thức ăn loãng
Đồ ăn loãng dễ nuốt như soup, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé.
Đặc biệt, món cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm,… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm,… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà.
Ngoài cung cấp nguồn chất lỏng cần thiết cho cơ thể trẻ, món súp gà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm.
Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm,… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm,… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà.
Trà gừng
Gừng là loại thảo dược tuyệt vời có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, giảm đau, chống viêm, chống lại được những cơn buồn nôn, ốm yếu, mệt mỏi. Vị gừng cay cay có thể khiến việc dỗ trẻ uống trở nên khó khăn nhưng nếu đã thuyết phục được các bé uống trà gừng, bé sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, tỉnh táo và đỡ mệt do sốt hơn rất nhanh.
Cách làm trà gừng cực kì đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị nước lọc, đường trắng, gừng tươi giã nhỏ làm nguyên liệu. Đun sôi nước, cho gừng tươi giã nhỏ vào cốc rồi đổ nước sôi vào, ngâm gừng trong 10 phút. Sau đó, cho thêm chút đường vào khuấy đều cho bé dễ uống. Vậy là đã có món trà gừng nóng thơm, ngọt ngọt cay cay giúp bé hạ sốt nhanh chóng.
Sữa chua
Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn probiotic dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa đang vô cùng yếu ớt của trẻ, giúp cơ thể đang sốt hay cúm sớm phục hồi, tránh mắc thêm các bệnh khác.
Rau xanh
Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền,… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kì cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chế độ ăn mềm, nhiều chất lỏng
Trên đây là những loại thực phẩm phổ biến rất tốt cho trẻ đang sốt. Ngoài ra, mẹ nên chú ý cho bé ăn theo chế độ thức ăn mềm, nhiều chất lỏng trong suốt thời gian này để trẻ bù lại lượng nước bị mất, tiêu hóa, hấp thụ dễ dàng, sớm hồi phục sức khỏe.
Nước dừa
Nước dừa ít calo và có tác dụng như nước oresol, cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C rất tốt cho các bé đang bị sốt. Mẹ có thể mua nước dừa cho bé uống trong thời gian bé bị sốt để bù nước cho cơ thể. Vitamin C có trong nước dừa cũng giúp củng cố hệ miễn dịch và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Bữa ăn phụ với bột yến mạch
Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất vì thế, mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức.