Giáo án lớp ngoại khóa Đàn tháng 11/2017 (Mẫu giáo Bé) (30/11/17-01/12/2017)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 11 (LỚP BÉ)
Thời gian hoạt động từ (30/10/2017 đến 01/12/2017)
Hoạt động |
Tuần 1 |
Tuần 2 |
Tuần 3 |
Tuần 4 |
Tuần 5 |
Hoạt động chơi tập có chủ đích. |
- Tư thế ngồi, vị trí các ngón tay trên phím đàn, luyện tập đàn 5 ngón tay phải. |
- Vị trí các ngón tay trên phím đàn, ôn luyện đàn 5 ngón tay phải. |
- Vị trí tay trái trên phím đàn. |
- Ôn luyện đàn 5 ngón tay trái. |
- Ôn tập thực hành. |
Hoạt động trò chơi âm nhạc |
Nghe giai điệu cảm thụ âm nhạc trên đàn. |
Nghe giai điệu đoán tên bài hát. |
Nghe giai điệu nhanh chậm khác nhau. |
Nghe giai điệu vỗ tay theo nhịp. |
Đàn tự do, theo ý thích. |
Trả trẻ |
- Nhận xét cuối ngày. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. |
|
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 1 THÁNG 11) (LỚP BÉ)
Hoạt động: Dạy đàn
Đề tài: Tư thế ngồi vị trí các ngón tay trên phím đàn, luyện tập đàn 5 ngón tay phải.
Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu cảm thụ âm nhạc trên đàn.
- I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn đặt tay và nhấn phím đàn.
- Kỹ năng cho trẻ ngồi ghế khi học đàn, tư thế tay khi đàn, trẻ đàn các nốt nhạc đều tay.
- Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.
- II. Chuẩn bị:
- Đàn cho cô và trẻ.
- III. Cách tiến hành:
- a. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ ngồi vào đàn đúng tư thế.
- Cho trẻ cảm nhận âm thanh của tiếng đàn.
- b. Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động 1: Dạy cách ngồi vào đàn.
- Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.
- Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.
+ Cô tập cho trẻ cách ngồi.
- Cô đi sửa từng bạn.
- Hoạt động 2: Kỹ năng đặt ngón tay lên phím đàn.
- Vai và cánh tay thả lỏng.
- Các ngón tay cong tròn, cổ tay thẳng.
- Cho trẻ đặt các ngón tay lên đàn.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 3: Luyện đàn 5 ngón tay phải.
- Cô hướng dẫn cho trẻ đàn đều tay, âm thanh vang đều.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.
- Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu các bài hát thiếu nhi.
- Hoạt động 5: Kết thúc
- Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 2 THÁNG 11)
Hoạt động: Dạy đàn
Đề tài: Vị trí các ngón tay trên phím đàn, ôn luyện đàn 5 ngón tay phải.
Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ đặt tay đúng trên đàn, đàn đều tay.
- Kỹ năng cho trẻ đặt đúng các ngón tay lên phím đàn.
- Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
- Đàn cho cô và trẻ.
III. Cách tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:
- Hướng dẫn cho trẻ cách mở đàn.
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.
b. Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động 1: Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.
- Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.
- Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.
+ Cô sửa cách ngồi cho từng trẻ.
- Hoạt động 2: Kỹ năng đặt thứ tự các ngón tay lên phím đàn và đàn đều 5 ngón tay phải.
- Vai và cánh tay thả lỏng.
- Các ngón tay cong tròn, cổ tay thẳng.
- Cho trẻ đặt các ngón tay lên đàn.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.
- Cô đàn cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi quen thuộc cho trẻ đoán tên bài hát.
- Hoạt động 4: Kết thúc.
- Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 3 THÁNG 11)
Hoạt động: Dạy đàn
Đề tài: Vị trí tay trái trên phím đàn.
Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu nhanh chậm khác nhau.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn đặt tay trái và nhấn phím đàn.
- Kỹ năng cho trẻ đặt đúng các ngón tay lên phím đàn.
- Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
- Đàn cho cô và trẻ.
III. Cách tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ mở đàn.
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.
b. Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động 1: Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.
- Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.
- Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.
+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.
- Cô đi sửa từng bạn.
- Hoạt động 2: Kỹ năng đặt thứ tự các ngón tay trái lên phím đàn.
- Vai và cánh tay thả lỏng.
- Các ngón tay cong tròn, cổ tay thẳng.
- Trẻ biết xác định nốt Đô để đặt tay cho đúng.
- Cho trẻ đặt các ngón tay trái lên đàn.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.
- Cô đàn giai điệu nhanh chậm khác nhau cho trẻ phân biệt.
- Hoạt động 4: Kết thúc.
- Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC( TUẦN 4 THÁNG 11)
Hoạt động: Dạy đàn
Đề tài: Ôn luyện đàn 5 ngón tay trái.
Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu vỗ tay theo nhịp.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ luyện tập đàn tay trái âm thanh vang lên đều đặn.
- Kỹ năng cho trẻ đặt đúng các ngón tay trái lên phím đàn.
- Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
- Đàn cho cô và trẻ.
III. Cách tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ mở đàn.
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.
b. Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động 1: Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.
- Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.
- Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.
+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.
- Cô đi sửa từng bạn.
- Hoạt động 2: Kỹ năng đặt thứ tự các ngón tay trái lên phím đàn.
- Vai và cánh tay thả lỏng.
- Các ngón tay cong tròn, cổ tay thẳng.
- Trẻ biết xác định nốt đôđể đặt tay cho đúng.
- Cho trẻ đặt các ngón tay lên đàn.
- Cô làm mẫu .
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 3: Vận động linh hoạt các ngón tay.
- Cho trẻ đàn 5 ngón tay trái lên xuống nhanh dần.
- Cô làm mẫu
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và đi sữa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.
- Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu kết hợp vỗ tay theo nhịp
- Hoạt động 5: Kết thúc.
- Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ( TUẦN 5 THÁNG 11)
Hoạt động: Dạy đàn
Đề tài: Ôn tập thực hành.
Trò chơi âm nhạc: Đàn tự do theo ý thích.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn đặt tay và nhấn phím đàn.
- Kỹ năng cho trẻ đặt đúng các ngón tay lên phím đàn và đàn đều các nốt.
- Trẻ chú ý lắng nghe lời cô dạy và biết bảo quản đàn trong và sau khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
- Đàn cho cô và trẻ.
III. Cách tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ mở đàn.
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi đàn.
b. Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động 1: Cho trẻ ngồi vào đàn cho đúng tư thế.
- Tư thế khi chúng ta ngồi vào đàn: Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng.
- Ghế ngồi đặt song song với đàn, chân để dưới đàn, đầu gối thấp hơn đàn.
+ Cô sửa cách ngồi cho trẻ.
- Cô đi sửa từng bạn.
- Hoạt động 2: Kỹ năng đặt đúng các ngón tay trên phím đàn.
- Vai và cánh tay thả lỏng.
- Các ngón tay cong tròn, cổ tay thẳng.
- Trẻ biết xác định nốt đô để đặt tay cho đúng.
- Cho trẻ đặt các ngón tay lên đàn.
- Cô làm mẫu.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và sửa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 3: Vận động linh hoạt các ngón tay.
- Cho trẻ đàn tay phải, và tay trái riêng.
- Cho trẻ đàn tốc độ nhanh và đều nhịp.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn và đi sữa sai cho từng trẻ.
- Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.
- Cô cho trẻ đàn tự do theo ý thích của mình.
- Hoạt động 5: Kết thúc.
- Hỏi trẻ cô vừa hướng dẫn cho các con những gì?
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí đồ dùng của mình biết bảo quản đàn trong quá trình học.